Website Trường Mầm Non Đại Hiệp – Đại Lộc – Quảng Nam

HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KHÁM PHÁ KHOA HỌC Chủ đề: HIỆN TƯỢNG TỰ NHIÊN ĐỀ TÀI: KHÁM PHÁ VỀ GIÓ Giáo viên: Huỳnh Thị Hằng

HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC
KHÁM PHÁ KHOA HỌC
Chủ đề: HIỆN TƯỢNG TỰ NHIÊN
ĐỀ TÀI: KHÁM PHÁ VỀ GIÓ
Giáo viên: Huỳnh Thị Hằng
– Mục đích, yêu cầu:
+Kiến thức:
– Trẻ nhận biết được gió tự nhiên và gió nhân tạo
– Trẻ biết được đặc điểm và tính chất: không màu, không mùi, không hình dạng, không nắm bắt được
– Trẻ biết được ích lợi và tác hại do gió gây ra
+Kỹ năng:
– Nhận biết, phân loại chính xác về gió
+ Giáo dục:
– Giáo dục trẻ nhận biết được ích lợi của gió và biết cách hạn chế tác hại của gió
– Biết bảo vệ cơ thể khi thời tiết thay đổi, gió to và lạnh
– Chuẩn bị:
– Hình ảnh về gió, hoa đăng, bể nước, chong chóng, quạt, bong bóng xà phòng, chuông gió
– Tiến hành hoạt động:
* Hoạt động mở đầu:
– Hát bài “Khúc hát dạo chơi”, cho trẻ dạo chơi ngoài sân trường
– Cho trẻ chơi thổi bong bóng xà phòng, nghe tiếng chuông gió
– Đàm thoại: + Vì sao chuông gió phát ra được âm thanh?
+ Bong bóng bay được trong
* Hoạt động nhận thức:
– Cô giới thiệu về gió
– Bây giờ các con quan sát xem xung quanh ngôi trường thân yêu của mình có những vật gì đang chuyển động? Vì sao những vật đó chuyển động được?
– Cho trẻ khám phá gió tự nhiên (đặc điểm không màu, không mùi, không nắm bắt được…)
– Đàm thoại: + Con quan sát xem gió có màu gì?
+ Các con hãy ngửi xem gió có mùi gì?
+ Nào các con hãy đưa tay lên cầm nắm gió có được không?
+ Con nào có nhận xét về đặc điểm của gió?
– Cô tổng hợp về đặc điểm của gió
– Vừa rồi các con đã quan sát đặc điểm về gió tự nhiên. Vậy theo con, con có thể tạo ra gió không?
– Con nào có thể ví dụ được?
– Cho trẻ đọc bài thơ “Gió”, chuyển đội hình vào phòng khám phá về gió nhân tạo
– Cho trẻ làm thử nghiệm về gió nhân tạo: Cô có 3 vật mẫu (viên sỏi, một ít giấy vụn, một ít mảnh giấy vừa). Con thử đoán xem điều gì xảy ra khi gió thổi vào những vật này?
– Cho trẻ làm thử nghiệm
– Con có nhận xét gì qua thử nghiệm?
– Cô tổng hợp lại kết quả qua thử nghiệm
– Thế hằng ngày các con nhìn thấy gió có ở đâu? Vì sao con biết?
– Vậy gió giúp ích gì cho đời sống con người?
– Cho trẻ xem hình ảnh về ích lợi của gió
– Nếu gió rất mạnh thì điều gì sẽ xảy ra?
– Cho trẻ xem hình ảnh về tác hại của gio
– Muốn phòng tránh gió mạnh và bão ta phải làm gì?
– Cô giáo dục về việc phòng tránh tác hại của gió
* Trò chơi:
– Trò chơi 1: Thả hoa đăng (cho hai đội dùng quạt, quạt những hoa đăng từ đầu chậu nược bên này sang chậu nước bên kia)
– Trò chơi 2: Thi ai nhanh (Cho hai đội chọn vật chìm nổi trong nước theo yêu cầu của cô)
– Trò chơi 3: Chơi kidsmat (Làm một đoạn phim về thời tiết)
* Kết thúc:
– Giáo dục về tác hại của gió, biết bảo vệ cơ thể khi trời gió
– Cho trẻ hát bài “Lá xanh” kết thúc
……………………………….

Cảm nhận của Phụ huynh

Anh Võ Thành Hưng – Phụ huynh bé: Võ Gia Huy – Lớp nhỡ

ôi chưa từng thấy một ngôi trường mầm non nào có sân chơi rộng rãi – sạch sẽ – thoáng mát và nhiều trò chơi bổ ích như ngôi trường mầm non này ! Thật là bất ngờ thú vị , nó giống như một công viên thiếu nhi thực thụ ! Hàng ngày mỗi buổi sáng , tôi đều cùng bé Gia Huy chơi đùa dưới sân trước giờ học, bé rất thích thú và học hỏi được nhiều điều mới lạ. Và từ một đứa bé rụt rè nhút nhát, đến nay, sau hơn 4 tháng học tập vui chơi ở đây, bé đã được phát triển toàn diện cả về thể chất lẫn tinh thần lên rất nhiều !