Website Trường Mầm Non Đại Hiệp – Đại Lộc – Quảng Nam

HOẠT ĐỘNG: LÀM QUEN VĂN HỌC CHỦ ĐỀ: THẾ GIỚI ĐỘNG VẬT ĐỀ TÀI: THƠ: “ MÈO ĐI CÂU CÁ ” ĐỘ TUỔI: 4 – 5 TUỔI Giáo viên: Lê Thị Thắm

HOẠT ĐỘNG: LÀM QUEN VĂN HỌC
CHỦ ĐỀ: THẾ GIỚI ĐỘNG VẬT
ĐỀ TÀI: THƠ: “ MÈO ĐI CÂU CÁ ”
ĐỘ TUỔI: 4 – 5 TUỔI
Giáo viên: Lê Thị Thắm
I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
1. Kiến thức:
– Trẻ thuộc bài thơ “Mèo đi câu cá” và đọc diễn cảm
– Trẻ nghe hiểu nội dung bài thơ
2. Kỹ năng:
– Rèn kỹ năng đọc thơ rõ ràng, diễn cảm
– Rèn kỹ năng trả lời trọn câu
3. Giáo dục:
– Giáo dục trẻ siêng năng, có ý thức hoàn thành công việc, không ỷ lại, trông chờ vào người khác.
II.CHUẨN BỊ:
– Giáo án
– Video bài thơ “Mèo đi câu cá”
– Tranh thơ
– Mũ mèo anh, mèo em
– Hồ cá, cần câu
– Nhạc “ Chiều nay em đi câu cá”, “ Con mèo”
III.TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG:
1.Hoạt động mở đầu:
– Công viên tuổi thơ hôm nay rất vui mừng đón chào các bạn lớp nhỡ 4. Và cô Thắm cũng rất vui được cùng đồng hành với các con.
– Đến với Công viên tuổi thơ hôm nay cô cùng các con sẽ được tham gia rất nhiều trò chơi lý thú và hấp dẫn. Còn chờ đợi gì nữa chúng ta cùng đi câu cá nào. “Hát Chiều nay em đi câu cá”
2.Hoạt động nhận thức:
– Các con à, có 2 anh em mèo trắng cũng đi câu cá đấy! và để biết 2 anh em mèo có câu được nhiều cá không, mời các con cùng đến với “Sân khấu kịch thơ”
+ Cho trẻ xem video bài thơ “ Mèo đi câu cá”
– Ôi sao giọng đọc hay quá. Cô cũng muốn đọc lại bài thơ Mèo đi câu cá, mời các con cùng lắng nghe.
+ Cô đọc thơ diễn cảm, kết hợp điệu bộ
– Cô vừa đọc cho con nghe bài thơ gì?
– Đúng rồi, bài thơ “ Mèo đi câu cá” của tác giả Thái Hoàng Linh.
– Nào bây giờ cô cháu mình cùng hát ca về chú mèo. Cho trẻ hát vận động bài “Con mèo”.
+ Lần 3: Trích dẫn tranh, giảng từ khó.
* Đoạn 1: “ Từ đầu…………sông cái”
+ Hai anh em mèo trắng đi câu cá và mèo em thì ra bờ ao, còn mèo anh thì ra sông cái đấy các con.
* Đoạn 2: “ Hiu hiu…………có em rồi”
+ Ở bờ sông gió thật là mát nên mèo anh ngủ một giấc và nghĩ rằng đã có mèo em câu cá.
* Đoạn 3: “ Mèo em……vui chơi”
+ Mèo em thì nghĩ đã có mèo anh câu nên nhập bọn vui chơi với các bạn.
* Giải thích từ khó:
-“hớn hở”: có nghĩa là thể hiện sự vui mừng.
* Đoạn 4: “ Lúc ông………meo meo”
+ Khi trời tối mèo anh và mèo em quay về nhà nhưng trong giỏ không có con cá nào nên cả 2 khóc meo meo.
-“hối hả”: có nghĩa là rất vội.
* Đàm thoại: Câu hỏi dự kiến
+ Cô vừa đọc con nghe bài thơ gì? Của tác giả nào?
+ Trong bài thơ “Mèo đi câu cá” có nhân vật nào?
+ Mèo em câu cá ở đâu? Mèo anh câu cá ở đâu?
+ Vì sao ra bờ sông mèo anh không câu cá ?
+ Thế còn mèo em thì sao?
+ Khi về nhà vì sao 2 anh em mèo lại khóc?
+ Đoạn thơ nào thể hiện điều đó
+ Theo các con 2 anh em mèo có ngoan chưa? Và phải như thế nào mới ngoan?
*Giáo dục: Vậy khi được giao làm việc gì thì các con nhớ phải làm cho tốt các con nhớ chưa.
* Trẻ đọc thơ:
Cô hướng dẫn và rèn trẻ đọc thơ diễn cảm qua nhiều hình thức: Lớp, tổ, nối tiếp nhóm, cá nhân (cô sửa sai)
* Trò chơi: “Câu cá”
+ Cách chơi: Các con chia cho cô làm 2 đội mèo anh và mèo em thi đua với nhau lên câu cá. Khi có tín hiệu bắt đầu thì các con đi theo đường ngằn nghèo lên câu cá và bỏ cá vào rổ của mình và chạy thật nhanh về đứng cuối hàng, lần lượt các chú mèo tiếp tục thực hiện. Trong thời gian 3 phút đội nào câu được nhiều cá hơn thì đội đó là đội chiến thắng.
3.Kết thúc hoạt động:
– Cho trẻ đọc lại bài thơ “ Mèo đi câu cá”
********************

Cảm nhận của Phụ huynh

Anh Võ Thành Hưng – Phụ huynh bé: Võ Gia Huy – Lớp nhỡ

ôi chưa từng thấy một ngôi trường mầm non nào có sân chơi rộng rãi – sạch sẽ – thoáng mát và nhiều trò chơi bổ ích như ngôi trường mầm non này ! Thật là bất ngờ thú vị , nó giống như một công viên thiếu nhi thực thụ ! Hàng ngày mỗi buổi sáng , tôi đều cùng bé Gia Huy chơi đùa dưới sân trước giờ học, bé rất thích thú và học hỏi được nhiều điều mới lạ. Và từ một đứa bé rụt rè nhút nhát, đến nay, sau hơn 4 tháng học tập vui chơi ở đây, bé đã được phát triển toàn diện cả về thể chất lẫn tinh thần lên rất nhiều !