Website Trường Mầm Non Đại Hiệp – Đại Lộc – Quảng Nam

HOẠT ĐỘNG: LÀM QUEN VĂN HỌC CHỦ ĐỀ: THẾ GIỚI THỰC VẬT ĐỀ TÀI: THƠ: “ HOA KẾT TRÁI ” ĐỘ TUỔI: 4 – 5 TUỔI; Giáo viên: Lê Thị Thắm

HOẠT ĐỘNG: LÀM QUEN VĂN HỌC
CHỦ ĐỀ: THẾ GIỚI THỰC VẬT
ĐỀ TÀI: THƠ: “ HOA KẾT TRÁI ”
ĐỘ TUỔI: 4 – 5 TUỔI
I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
1.Kiến thức:
– Trẻ đọc thuộc bài thơ “Hoa kết trái” và đọc diễn cảm
– Trẻ nghe hiểu nội dung bài thơ
2.Kỹ năng:
– Rèn kỹ năng đọc thơ rõ ràng, diễn cảm
– Rèn kỹ năng trả lời trọn câu
3.Giáo dục:
– Giáo dục trẻ biết yêu thiên nhiên, chăm sóc và bảo vệ các loài hoa, quả
II.CHUẨN BỊ:
– Giáo án
– Video bài thơ “Hoa kết trái”
– Tranh thơ
– Mũ các loài hoa
– Nhạc “Hoa lá mùa xuân”, “Ra chơi vườn hoa”, “Hoa trong vườn”
III.TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG:
1.Hoạt động mở đầu:
– Cô xin chào tất cả các con, hôm nay ngày hội muôn hoa khoe sắc, cô cháu mình cùng đến tham dự nào. Vận động bài hát “Hoa lá mùa xuân”
2.Hoạt động nhận thức:
– Trong thiên nhiên có rất nhiều loại hoa, mỗi loại hoa lại có một vẻ đẹp riêng, để biết được vẻ đẹp kỳ diệu của mỗi loài hoa, mời các con đến với “Muôn hoa khoe sắc”
+ Cho trẻ xem video bài thơ “ Hoa kết trái”
– Ôi sao giọng đọc hay quá. Cô cũng muốn đọc lại, các con có muốn thể hiện lại bài thơ Hoa kết trái, mời các con cùng lắng nghe.
+ Cô đọc thơ diễn cảm, kết hợp điệu bộ
– Cô vừa đọc cho con nghe bài thơ gì?
– Đúng rồi, bài thơ “ Hoa Kết trái” của tác giả Thu Hà
– Trong bài thơ có những loại hoa nào?
– Màu sắc của các loài hoa thật dễ thương, nào chúng ta cùng thể hiện. Cho trẻ vận động bài hát “ Màu hoa” di chuyển đội hình.
+ Lần 3: Trích dẫn tranh, giảng từ khó.
* Đoạn 1: “ Từ đầu…………đóm lửa”
+ Đoạn thơ này miêu tả màu sắc của hoa cà thì tim tím, hoa mướp có màu vàng tươi và hoa lựu thì đỏ rực như đốm lửa đó các con.
* Đoạn 2: “ Hoa vừng…………trong gió”
+ Những câu thơ này miêu tả về hoa vừng, hoa đổ,hoa mận, đó là những các loài hoa nho nhỏ xinh xinh rất là dễ thương đó các con.
* Giải thích từ khó:
-“rung rinh”: có nghĩa là sự lung lay nhẹ đó các con.
* Đoạn 3: “ Này các bạn……kết trái”
– Thế cô đố các con trong đoạn thơ này, tác giả khuyên các bạn nhỏ như thế nào?
+ Đoạn thơ khuyên các bạn nhỏ không nên ngắt hoa, vì hoa kết trái đem lại lợi ích cho con người.
* Đàm thoại: Câu hỏi dự kiến
+ Cô vừa đọc cho các con nghe bài thơ gì? Tác giả nào?
+ Trong bài thơ có những loại hoa gì?
+ Ai có thể cho cô biết hoa cà, hoa mướp có màu gì?
+ Màu đỏ của hoa lựu được tác giả ví như thế nào?
+ Những câu thơ nào miêu tả về hoa vừng, hoa đổ, hoa mận?
+ Bài thơ nhắt các bạn nhỏ phải như thế nào?Vì sao?
– Thế ở nhà con có trồng những loại cây gì?
* Giáo dục trẻ: Nhà con có rất nhiều loại cây cho hoa, cho quả, các con phải biết chăm sóc, không ngắt hoa, bẻ cành, để cho vườn nhà các con luôn xanh tươi và cho nhiều hoa thơm quả ngọt.
– Cho trẻ hát bài “Hoa trong vườn”
* Trẻ đọc thơ:
– Lớp đọc thơ.
– Cho tổ đọc thơ ( cô sửa sai kịp thời)
– Cho trẻ đọc luôn phiên.
– Nhóm đọc thơ
– Cá nhân đọc thơ hay
– Cho trẻ chơi trò chơi “ Gieo hạt”
* Trò chơi: “Cây nào hoa ấy”
+ Cách chơi: Các con chia cho cô làm 2 đội, khi có tín hiệu bắt đầu thì từng bạn của mỗi đội đi theo đường ngoằn ngoèo lên chọn hoa và gắn đúng vào cây của hoa đó.
3.Kết thúc hoạt động:
– Cho trẻ đọc lại bài thơ “ Hoa kết trái”

Cảm nhận của Phụ huynh

Chị Nguyễn Thị Hoài Thu – Phụ huynh bé: Nguyễn Huỳnh Linh Đan – Lớp lớn

Con tôi rất nhút nhát, do công việc bận rộn gia đình cũng không có thời gian để tạo điều kiện cho bé thường xuyên tiếp xúc với môi trường bên ngoài nên bé ngại giao tiếp hơn. Do đó khoảng thời gian đầu cho bé đi học là quãng thời gian khó khăn cho cả bé và gia đình. Tôi đã từng khóc khi thấy bé đứng thút thít do không thuộc những động tác thể dục buổi sáng… Thời gian trôi thật mau, giờ bé đã nên người và tự tin hơn rất nhiều, bé lại có thể phát huy được năng khiếu múa hát. Tất cả là nhờ sự yêu thương, gần gũi của các cô đã làm cho bé tìm được niềm vui khi đến lớp.