HOẠT ĐỘNG: Làm quen văn học Tên đề tài: Đàn ngỗng trời; Giáo viên: Phạm Thị Dân
HOẠT ĐỘNG: Làm quen văn học
Tên đề tài: Đàn ngỗng trời
I/ Mục đích yêu cầu:
– Trẻ biết tên câu chuyện, biết tên các nhân vật trong câu chuyện “Đàn ngỗng trời”.
– Hiểu và nắm được nội dung, thể hiện được vai các nhân vật trong câu chuyện bằng ngôn ngữ của trẻ.
– Diễn đạt câu rõ ràng, mạch lạc.
– Chú ý lắng nghe cô kể chuyện và tham gia các hoạt động trong giờ học một cách tích cực.
– Giáo dục các cháu lòng kiên trì, nhẫn nại, can đảm vượt qua mọi khó khăn thử thách.
– Biết thương yêu em nhỏ và biết giúp đỡ mọi người trong những lúc khó khăn
II/ Chuẩn bị:
– Thiết kế bài dạy trên PowerPoint
– Hai bộ hình vẽ cắt rời về các nhân vật trong câu chuyện và hai tấm tranh nền để gắn các hình ảnh cắt rời đó
– Tập cho một số cháu vận động bài hát “Tám chú ngỗng”
– Tranh vẽ bác Bếp lò, chị Suối, anh Táo
– 8 chiếc mũ múa và trang phục cho cô và trẻ hóa trang về chú ngỗng
III/ Tiến hành hoạt động:
1) Hoạt động 1:
– Cho một nhóm trẻ cùng cô vận động theo bài hát “Tám chú ngỗng” cho cả lớp xem
– Sau khi vận động xong bài hát “Tám chú ngỗng cô và trẻ thảo luận về một số đặc điểm của con ngỗng: Chân cao, cổ dài, có 2 chân, 2 cánh, dáng đi nặng nề giống con vịt,…
– Giới thiệu câu chuyện “Đàn ngỗng trời”: Có những con ngỗng bay rất giỏi, chúng có thể bay cao, bay xa được trên bầu trời, chúng còn có thể gắp được người bay đi mất. Để biết những con ngỗng đó như thế nào các con hãy nghe cô kể câu chuyện “Đàn ngỗng trời”
2) Hoạt động 2:
*Cô kể chuyện:
– Cô kể diễn cảm cho trẻ nghe 1 lần câu chuyện “Đàn ngỗng trời”
– Cho trẻ nghe kể chuyện và xem những hình ảnh minh hoạ của câu chuyện “Đàn ngỗng trời” trên Powerpoint
* Đàm thoại, trích dẫn, diễn giải: Cô vừa kể, vừa giảng giải, kết hợp đàm thoại cho trẻ hiểu nội dung câu chuyện.
+ Trong câu chuyện “Đàn ngỗng trời ” có những nhân vật nào?
+ Trên đường đi cứu em mình cô bé gặp ai? Sau đó cô bé lại gặp điều gì?
+ Cô bé hỏi chị Suối như thế nào?
+ Khi bị đàn ngỗng trời đuổi theo ai đã cứu chị em cô bé?
+ Vì sao cô bé nhận được những sự giúp đỡ đó?
+ Các con thấy cô bé là người như thế nào? Trong câu chuyện này nếu các con là cô bé các con sẽ làm gì?
+ Giải thích từ “Hoảng hốt”
* Khi giảng nội dung câu chuyện cô cho trẻ thể hiện lại lời thoại của các nhân vật: Bác Bếp lò, anh Táo, chị Suối và cô bé trong câu chuyện
* Cô giáo dục: Cô bé trong câu chuyện “Đàn ngỗng trời” là một người biết yêu thương em nhỏ và rất can đảm nên đã chiến thắng được đàn ngỗng trời hung hăng
– Cho trẻ hát và vận động bài“Ngỗng và vịt”
* Trẻ kể chuyện:
– Trò chơi “Bé thi tài”: Cho trẻ gắn hình ảnh rời các nhân vật trong câu chuyện “Đàn ngỗng trời”theo đúng trình tự và kể lại nội dung câu chuyện đó
3) Hoạt động 3:
* Trò chơi: “Cùng nhau kể chuyện”
+ Cô dẫn chuyện, trẻ thể hiện vai các nhân vật trong câu chuyện
* Giáo dục các cháu lòng kiên trì, nhẫn nại, can đảm vượt qua mọi khó khăn thử thách. Biết yêu thươg em nhỏ và biết giúp đỡ mọi người trong lúc khó khăn
– Tuyên dương trẻ. Cho trẻ hát bài “Tám chú ngỗng”