Website Trường Mầm Non Đại Hiệp – Đại Lộc – Quảng Nam

KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC Lĩnh vực: Phát triển thể chất Chủ đề: Động vật Đề tài: Bật liên tục qua 5 chướng ngại vật Trò chơi vận động: Chú sâu Ngộ nghĩnh Đối tượng : 5 – 6 tuổi Thời gian : 30 – 35 phút Giáo viên dạy: Phạm Thị Hạnh

KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC

Lĩnh vực: Phát triển thể chất
Chủ đề: Động vật
Đề tài: Bật liên tục qua 5 chướng ngại vật
Trò chơi vận động: Chú sâu Ngộ nghĩnh
Đối tượng : 5 – 6 tuổi
Thời gian : 30 – 35 phút
Giáo viên dạy: Phạm Thị Hạnh

I/ Mục đích – yêu cầu:
1. Kiến thức:
– Trẻ biết bật liên tục 2 chân qua 5 chướng ngại vật và bật đúng kỹ thuật.
– Trẻ biết dùng sức lấy đà bật liên tục qua các chướng ngại vật.
2. Kỹ năng:
– Rèn kỹ năng khụy gối lấy đà bật mạnh liên tục qua các vật, rơi nhẹ bằng mũi bàn chân sau đó hạ cả bàn chân.
– Giúp trẻ hình thành kỹ năng bật liên tục qua chướng ngại vật chính xác.
– Phát triển tố chất vận động, sức mạnh, khéo léo, sự thăng bằng của cơ thể.
– Rèn luyện cơ chân và khả năng phối hợp với nhau trong vận động qua trò chơi chú sâu ngộ nghĩnh
3.Thái độ:
– Giáo dục trẻ biết yêu thích thể dục, thể thao, tăng cường luyện tập, tăng cường sức khỏe.
– Giáo dục trẻ hứng thú, mạnh dạn tham gia luyện tập. Có tinh thần tập thể cao.
II/Chuẩn bị:
– Lớp học rộng rãi, thoáng mát.
– Chướng ngại vật: Hộp đánh số 1, 2, 3, 4, 5 (cao từ 7 – 10 cm). Mỗi số 2 hộp, 2 màu xanh đỏ. Cách nhau 50cm
– Vạch, bài hát:
– Vòng tập bài tập phát triển chung, Chơi trò chú sâu ngộ nghĩnh.
III/ Các bước tiến hành:
1. Hoạt động mở đầu:
– Cô nói: Chào mừng tất cả các bạn đến với “Vui hội những con vật vui nhộn”
*Khởi động :
– Để mở đầu cho vui hội hôm nay nào chúng ta cùng nhau khởi động. (Cô và trẻ cùng khởi động phối hợp các kiểu chân trên nền nhạc.
2. Hoạt động trọng tâm: Trọng động
a. Bài tập phát triển chung:
– Cô nói: Bây giờ các bạn hãy thể hiện tài năng của mình qua bài đồng diễn. ( Trẻ xếp về đội hình hàng ngang và lần lượt từng đội lên thực hiện các động tác của bài tập phát triển chung)
Tập với vòng theo nhạc bài: “ Con mèo con chuột”
– Các bạn Bướm thực hiện động tác tay vai ( 3 đội còn lại cùng thực hiện) 2 lần x 8 nhịp
– Các bạn Ong thực hiện động tác bụng lườn ( 3 đội còn lại cùng thực hiện) 2 lần x 8 nhịp

– Các bạn Mèo thực hiện động tác chân ( 3 đội còn lại cùng thực hiện) 2 lần x 8 nhịp

– Các bạn Chuột thực hiện động tác bật ( 3 đội còn lại cùng thực hiện) 3 lần x 8 nhịp
b. Bài tập vận động cơ bản: Bật liên tục qua 5 chướng ngại vật.
– Cô nói: Đến với vui hội hôm nay một thử thách thể hiện sự khéo léo dành cho các bạn!
– Để các bạn vượt qua thử thách này tốt hơn xin mời các bạn cùng quan sát người hướng dẫn thực hiện.
– Cô làm mẫu lần 1
– Cô giới thiệu vận động cơ bản “Bật liên tục qua 5 chướng ngại vật”
– Cô làm mẫu lần 2 kết hợp phân tích.
TTCB: Đứng thẳng trước vạch, hai tay chống hông, mắt nhìn thẳng phía trước, khi có hiệu lệnh “bật” thì hơi khuỵu gối lấy đà bật liên tục 2 chân qua các chướng ngại vật rơi nhẹ nhàng bằng đầu bàn chân và hạ cả bàn chân bật liên tục qua 5 chướng ngại vật (không xê dịch chân và không chạm chân vào các chướng ngại vật). Bật xong về cuối hàng.
– Cô làm mẫu lần 3 không phân tích.
– Trẻ làm mẫu: ( 2 trẻ lên thực hiện)
– Trẻ thực hiện: ( Cô quan sát, động viên và sửa sai cho trẻ)
c. Trò chơi vận động: “Chú sâu ngộ nghĩnh
– Cách chơi: Cho trẻ chia làm 3 đội, mỗi trẻ chui vào 1 vòng để tạo thành 1 chú sâu dài, một chú sâu có từ 5- 8 vòng.
Các chú sâu hãy cùng ngồi xuống trước vạch đích. Khi nào có hiệu lệnh của cô thì các chú sâu bắt đầu duy chuyển thật nhanh vòng qua trụ cờ để về vạch đích. Chú sâu nào về trước sẽ giành chiến thắng.
– Luật chơi: Các chú sâu chú ý duy chuyển thật khéo để không bị ngã, không bị dẫm chân lên nhau.
– Cô theo dõi trẻ chơi và tuyên dương trẻ
* Giáo dục: Mỗi các bạn có một hình dáng, vẻ đẹp khác nhau để các bạn luôn khỏe đẹp thì chúng ta phải làm gì? ( Chúng ta tập thể dục)
3. Hoạt động kết thúc:
Hồi tĩnh: – Cho trẻ đi nhẹ nhàng hít thở không khí trong lành trên nền nhạc.

Cảm nhận của Phụ huynh

Chị Nguyễn Thị Hoài Thu – Phụ huynh bé: Nguyễn Huỳnh Linh Đan – Lớp lớn

Con tôi rất nhút nhát, do công việc bận rộn gia đình cũng không có thời gian để tạo điều kiện cho bé thường xuyên tiếp xúc với môi trường bên ngoài nên bé ngại giao tiếp hơn. Do đó khoảng thời gian đầu cho bé đi học là quãng thời gian khó khăn cho cả bé và gia đình. Tôi đã từng khóc khi thấy bé đứng thút thít do không thuộc những động tác thể dục buổi sáng… Thời gian trôi thật mau, giờ bé đã nên người và tự tin hơn rất nhiều, bé lại có thể phát huy được năng khiếu múa hát. Tất cả là nhờ sự yêu thương, gần gũi của các cô đã làm cho bé tìm được niềm vui khi đến lớp.