Website Trường Mầm Non Đại Hiệp – Đại Lộc – Quảng Nam

GIÁO ÁN HOẠT ĐỘNG: KHÁM PHÁ KHOA HỌC CHỦ ĐỀ: PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG Đề tài: BÉ VỚI LUẬT GIAO THÔNG Độ tuổi: 3-4 tuổi Giáo viên: Nguyễn Thị Lệ Mỹ

Ngày đăng: Lượt xem:

GIÁO ÁN
HOẠT ĐỘNG: KHÁM PHÁ KHOA HỌC
CHỦ ĐỀ: PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG
Đề tài: BÉ VỚI LUẬT GIAO THÔNG
Độ tuổi: 3-4 tuổi
Giáo viên: Nguyễn Thị Lệ Mỹ
I. Mục đích yêu cầu:
1. Kiến thức:
– Trẻ biết một số luật giao thông đường bộ: Người tham gia xe máy phải đội mũ bảo hiểm, người ngồi trên xe ô tô không được thò đầu và tay ra ngoài.
– Khi đi qua ngã tư đường phố, phải tuân theo tín hiệu đèn giao thông
2. Kỹ năng:
– Luyện khả năng quan sát, chú ý, ghi nhớ có chủ định cho trẻ.
– Rèn trẻ trả lời trọn câu, nói mạch lạc rõ ràng.
3. Giáo dục:
– Giáo dục trẻ biết chấp hành đúng luật giao thông
II. Chuẩn bị:
– Giáo án
– Hình ảnh ngã tư đường phố, đèn tín hiệu.
– Nhạc: “Em đi qua ngã tư đường phố”, “Đèn xanh đèn đỏ”
– Tranh về hành vi đúng, sai khi tham gia giao thông.
III. Tiến hành hoạt động:
1. Hoạt động mở đầu:
+ Ổn định- trò chuyện:
– Cô cho trẻ hát bài hát: “Em đi qua ngã tư đường phố”
– Bài hát nói về điều gì?
+ Bài hát nói về các bạn nhỏ chơi giao thông ở trên sân trường. Khi gặp đèn đỏ thì các bạn dừng lại, còn đèn xanh thì nhanh qua đường. Để hiểu rõ hơn, hôm nay cô và các con cùng nhau tìm hiểu về một số luật giao thông đường bộ.
2. Hoạt động nhận thức:
+ Quan sát ngã tư đường phố:
– Các con nhìn xem cô có bức tranh gì đây?
– Trong bức tranh có những loại phương tiện giao thông gì?
– Cô có bức tranh về ngã tư đường phố và có các phương tiện giao thông: ô tô, xe máy, xe đạp.
– Ô tô, xe máy, xe đạp đi ở đâu?
– Khi ngồi trên xe máy, các con phải làm gì?
– Thế còn khi ngồi trên ô tô chúng mình ngồi như thế nào?
– Khi ngồi trên xe máy các con phải đội mũ bảo hiểm, còn trên ô tô các con ngồi ngay ngắn không được thò đầu, tay ra ngoài.
– Khi tham gia giao thông, người đi bộ đi như thế nào?
– Khi muốn sang đường, các con phải làm gì? Các con còn nhỏ, nếu muốn sang đường phải có người lớn dắt.
+ Quan sát tín hiệu đèn giao thông:
– Lắng nghe! Lắng nghe!
“Đèn gì có đủ 3 màu
Chỉ bật từng chiếc, đứng đầu ngã tư?”
(Đèn giao thông)
– Các con thấy đèn giao thông ở đâu?
– Có những tín hiệu đèn giao thông nào?
– Khi gặp tín hiệu đèn đỏ, các con phải làm gì?
– Đèn vàng thì như thế nào?
– Còn đèn xanh chúng mình làm gì?
– Đèn giao thông có ở các ngã tư đường, khi đi đường mà gặp tín hiệu đèn giao thông chúng mình phải chấp hành. Gặp tín hiệu đèn đỏ dừng lại, đèn vàng đi chậm và đèn xanh được đi.
– Nếu khi tham gia giao thông mà chúng mình không chấp hành đúng luật giao thông thì điều gì sẽ xảy ra?
– Khi tham gia giao thông nếu mọi người không chấp hành đúng luật giao
thông thì tai nạn sẽ xảy ra
* Trò chơi 1: Ai thông minh hơn
– Cách chơi: Cô cho trẻ ngồi thành vòng tròn, cô cho bóng lăn về phía trẻ. Quả bóng đến tay bạn nào thì bạn đó sẽ phải trả lời câu hỏi của cô.
* Trò chơi 2: Thử tài của bé.
– Cách chơi: Cô có rất nhiều tranh về hành vi đúng, hành vi sai khi tham gia giao thông. Nhiệm vụ của 2 đội sẽ bật qua 2 vòng lên chọn tranh có hành vi đúng. Trong thời gian quy định, đội nào chọn được nhiều tranh hơn thì đội đó là đội chiến thắng.
– Cô cho trẻ chơi nhận xét và tuyên dương trẻ.
3. Kết thúc hoạt động:
– Giáo dục trẻ tham gia đúng luật giao thông
– Hát: “Đèn xanh đèn đỏ”

*******************

Download (DOCX, 28KB)

Cảm nhận của Phụ huynh

Anh Võ Thành Hưng – Phụ huynh bé: Võ Gia Huy – Lớp nhỡ

ôi chưa từng thấy một ngôi trường mầm non nào có sân chơi rộng rãi – sạch sẽ – thoáng mát và nhiều trò chơi bổ ích như ngôi trường mầm non này ! Thật là bất ngờ thú vị , nó giống như một công viên thiếu nhi thực thụ ! Hàng ngày mỗi buổi sáng , tôi đều cùng bé Gia Huy chơi đùa dưới sân trước giờ học, bé rất thích thú và học hỏi được nhiều điều mới lạ. Và từ một đứa bé rụt rè nhút nhát, đến nay, sau hơn 4 tháng học tập vui chơi ở đây, bé đã được phát triển toàn diện cả về thể chất lẫn tinh thần lên rất nhiều !