Website Trường Mầm Non Đại Hiệp – Đại Lộc – Quảng Nam

LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC HOẠT ĐỘNG : NHẬN BIẾT TẬP NÓI Chủ đề: Động vật Chủ đề nhánh: Động vật sống dưới nước Đề tài: Con cá vàng Đối tượng: 3-4 tuổi Thời gian: 20 – 25 phút Người dạy: Bùi Thị Tin

Ngày đăng: Lượt xem:

LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
HOẠT ĐỘNG : NHẬN BIẾT TẬP NÓI
Chủ đề: Động vật
Chủ đề nhánh: Động vật sống dưới nước
Đề tài: Con cá vàng
Đối tượng: 3-4 tuổi
Thời gian: 20 – 25 phút
Người dạy: Bùi Thị Tin
1. Mục đích – yêu cầu.
1.1. Kiến thức:
– Trẻ biết tên gọi, bộ phận của cá vàng( Đầu cá, mình cá, đuôi và vây cá), lợi ích của các loại cá.
1.2. Kỹ năng:
– Phát triển ở trẻ kỹ năng quan sát, ghi nhớ cho trẻ.
– Làm giàu vốn từ cho trẻ, phát triển ngôn ngữ mạch lạc thông qua việc trẻ trả lời các câu hỏi của cô.
1.3. Giáo dục:
– Giáo dục trẻ yêu quý và bảo vệ các loài cá.
2. Chuẩn bị:
– Máy tính, tivi.
– Que chỉ , slide.
– 1 bể cá vàng nhỏ.
– Thức ăn cho cá.
– Bảng dán hình cá, cá.
3. Tiến hành hoạt động:
3.1.Hoạt động mở đầu:
– Xúm xít, xúm xít
– Các con vận động bài “Baby shark” nhé.
– Trong bài hát chúng mình vừa hát đã nhắc đến con vật gì nhỉ?
– Ngoài con cá ra thì các con còn biết những con vật nào sống dưới nước nữa không?
À! Đấy đều là những con vật sống dưới nước rất đáng yêu đúng không nào?Bây giờ cô và các con cùng nhau tìm hiểu kĩ một con vật cũng vô cùng đáng yêu nữa đấy !
3.2.Hoạt động nhận thức:
*Hoạt động 1:Nhận biết tập nói con cá
-Con gì đây? Cho nhiều trẻ phát âm từ “Con cá” sau đó cả lớp, cá nhân nhắc lại.
* Đầu cá:
– Đây là bộ phận gì của con cá nào ? (đầu cá) ( Cả lớp nhắc lại, cá nhân).
– Trên đầu cá có gì?(À, đúng rồi. Trên đầu cá có 2 mắt, có miệng cá. )
+ Cô đố các con nhé, cá thở bằng gì? – Trẻ trả lời. Đây là mang cá (Cô chỉ vào mang cá)
=> Các con ạ, cá không thở bằng mũi như chúng mình đâu, mà cá thở bằng mang đấy.
* Thân cá:
– Cô chỉ vào mình cá hỏi đây là gì? bạn nào biết?
Nếu trẻ không trả lời được thì cô giới thiệu cho trẻ biết đấy là: mình cá
-Cho nhiều trẻ nói từ “Mình cá”, sau đó cho cả lớp nhắc lại, cá nhân nhắc lại.
– Đây là gì vậy nhỉ ? ( vây cá ạ)
– Trên mình cá có gì?Trên mình cá có những lớp vẩy cá xếp chồng lên nhau.
* Đuôi cá:
– Còn đây là cái gì? (Cô chỉ vào đuôi cá) ( Cho cả lớp nhắc lại, cá nhân)
+ Đuôi cá trông như thế nào?Đuôi của con cá vàng rất dài và mềm mại, nhẹ nhàng uốn lượn.
– Thế con cá thích sống ở đâu vậy các con ?( dưới nước ạ)
* Hoạt động 2: Trẻ trải nghiệm
– Cô tin có 1 bí mật dành cho lớp chúng mình đấy. Trời tối , trời tối!(1, 2, 3 cô mở khăn phủ ra)
– Chú cá vàng đang làm gì vậy các con?
– Theo các con cá vàng của chúng ta thích ăn gì?
+ À cô đã chuẩn bị thức ăn dành riêng cho bạn cá vàng ăn đấy. Các con có muốn cho bạn cá vàng ăn không nào ?
+ Bây giờ cô mời các bạn lấy một ít thức ăn để cho cá ăn nhé.
– Thế trong lớp mình có nhà bạn nào nuôi cá vàng không?
– Ở nhà các con nuôi cá vàng để làm gì nhỉ?Các con ạ, người ta nuôi cá để làm cảnh hoặc nuôi trong bể nước để cá bắt bọ gậy làm sạch bể nước đấy.
– Vậy để các bạn cá vàng thật khỏe mạnh thì chúng ta phải làm gì nhỉ?
=> À! Để các bạn cá sống thật khỏe mạnh thì chúng mình phải giữ gìn vệ sinh sạch sẽ cho môi trường nước.Không được vứt rác bừa bãi xuống bể cá làm cho nước bẩn thì bạn cá sẽ không sống được đâu. Các con nhớ chưa nào?
* Trò chơi : “Ai nhanh hơn”
– Cách chơi: Cô chia lớp mình ra làm 2 đội. Khi có hiệu lệnh bắt đầu, mỗi đội sẽ vượt vạch kẻ lấy cá trong giỏ và dán lên bảng cô đã chuẩn bị.
– Luật chơi:Trong vòng 1 bài nhạc đội nào dán được nhiều con cá hơn thì đội đó dành chiến thắng.
+ Cô cho trẻ chơi.
+ Quan sát và giúp đỡ trẻ .
3.3. Kết thúc: Cho trẻ nhún nhảy theo nhạc bài hát “Cá vàng bơi”

Download (DOCX, 17KB)

Cảm nhận của Phụ huynh

Chị Nguyễn Thị Hoài Thu – Phụ huynh bé: Nguyễn Huỳnh Linh Đan – Lớp lớn

Con tôi rất nhút nhát, do công việc bận rộn gia đình cũng không có thời gian để tạo điều kiện cho bé thường xuyên tiếp xúc với môi trường bên ngoài nên bé ngại giao tiếp hơn. Do đó khoảng thời gian đầu cho bé đi học là quãng thời gian khó khăn cho cả bé và gia đình. Tôi đã từng khóc khi thấy bé đứng thút thít do không thuộc những động tác thể dục buổi sáng… Thời gian trôi thật mau, giờ bé đã nên người và tự tin hơn rất nhiều, bé lại có thể phát huy được năng khiếu múa hát. Tất cả là nhờ sự yêu thương, gần gũi của các cô đã làm cho bé tìm được niềm vui khi đến lớp.